top of page
Search

[NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH “BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG”]

Theo cuộc khảo sát mới nhất của Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children) tại Việt Nam, có đến 96,9% trẻ sử dụng mạng internet. Tuy nhiên, điều đáng báo động là có đến 706.435 số vụ báo cáo liên quan tới hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng - đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Indonesia, theo số liệu thống kê từ National Center for Missing and Exploited Children (NCMEC) của Mỹ năm 2018.


Nhận thấy được mức độ cấp bách của vấn đề, tháng 6 năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định phê duyệt chương trình ”Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”. Đây là chương trình cấp quốc gia đầu tiên được Nhà nước phát động liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, thể hiện sự quyết tâm của toàn xã hội trong việc bảo vệ đối tượng yếu thế này khỏi những tác động xấu do Internet mang lại.

Chương trình “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” được Nhà nước, Chính phủ kỳ vọng sẽ nâng cao tầm hiểu biết của trẻ về các mối đe dọa qua mạng như bị đánh cắp thông tin, xâm hại, bạo hành qua mạng,... Bên cạnh đó, xây dựng lên các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin để hạn chế tối thiểu các tác nhân gây ảnh hưởng đến trẻ trên không gian mạng. Sau gần một năm phát động chương trình, đến nay có thể dễ dàng nhận thấy được những bước tiến trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, tuy nhiên vẫn còn có nhiều điểm trì trệ.


Một trong những thành tựu nổi bật trong chương trình chính là về công tác truyền thông, khi các vấn đề như xâm hại, bạo hành, đánh cắp thông tin qua mạng,... đã được toàn xã hội để ý nhiều hơn. Bằng chứng là hiện nay đã có nhiều dự án liên quan đến bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được thành lập và thu hút sự chú ý của nhiều thanh thiếu niên trên khắp đất nước; các tổ chức phi lợi nhuận như CyberKid, Unicef Việt Nam, đã tổ chức nhiều lớp học nhằm phổ cập kiến thức tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng đến trẻ em và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các bậc cha mẹ. Ngoài ra, “bộ kỹ năng số” cho trẻ em theo độ tuổi cũng được lồng ghép khéo léo vào trong chương trình giáo dục cho học sinh từ bậc tiểu học.


Tuy nhiên, hiện nay công tác lọc thông tin độc hại trên không gian mạng vẫn còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là trên các ứng dụng phổ biến như Youtube, Tik Tok,... vẫn tràn ngập những nội dung không phù hợp với trẻ, những lời lăng mạ, thô tục có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.


Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là một vấn đề cấp thiết trong xã hội. Nó không chỉ là mối quan tâm của mỗi gia đình, mà trở thành bài toán chung của các cấp, tổ chức, chính phủ trên thế giới. Với “Dự thảo bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” hiện đang được lấy ý kiến nhân dân, có thể kỳ vọng rằng các mối đe dọa trên mạng đối với trẻ em Việt Nam sẽ được xử lý một cách triệt để, tạo nên không gian mạng lành mạnh, sáng tạo, như tinh thần mà Chương trình đã đề ra.






120 views3 comments

Recent Posts

See All

3 commentaires


Linh Le
Linh Le
12 mai 2022

😍😍

J'aime

Linh Le
Linh Le
12 mai 2022


J'aime

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ!

Fanpage: SOC- Sick Of Cyberbullying.

Email: sickofcyberbullying@gmail.com

Website: Sick Of Cyberbullying

J'aime
Post: Blog2 Post
bottom of page