top of page
Search

[VẤN ĐỀ TÂM LÝ ĐẰNG SAU NHỮNG KẺ BẮT NẠT MẠNG?]

Writer's picture: Sick of Cyberbullying S.O.CSick of Cyberbullying S.O.C

Mức độ phổ biến của bắt nạt trực tuyến nói chung hay hậu quả của bắt nạt mạng nói riêng ngày tăng cao trong thời kỳ mọi người, mọi nhà sử dụng Internet. Với một cái nhìn khác, không chỉ có nạn nhân mà những kẻ bắt nạt cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn về mặt cảm xúc, tinh thần. Tuy nhiên, đến nay vấn đề tâm lý của kẻ bạo hành vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và thậm chí gặp phải vô vàn lời chỉ trích.


Mọi kẻ bạo hành đều bắt đầu hành vi của mình bằng 1 lí do nào đó!!

Đa số kẻ bắt nạt mạng là những “anh hùng bàn phím” trên mạng xã hội, nơi họ có thể tìm được đối tượng yếu thế hơn mình về mặt cảm xúc, từ đó sử dụng những ngôn từ gây tổn thương đến nạn nhân, tự thoả mãn về tầm quan trọng và lớn mạnh của bản thân.

Vấn nạn này còn có thể bắt đầu từ lý do họ muốn giải tỏa căng thẳng, tức giận,... mà bản thân mình phải chịu đựng lên người khác với suy nghĩ rằng nạn nhân chính là nguồn cơn của mọi vấn đề.

Tồi tệ hơn, những kẻ bắt nạt mạng muốn đem lại tổn thương cho nạn nhân để nhận lại niềm vui cho chính bản thân mình. Lý do này có thể là do cố ý hoặc vô ý, tuy nhiên phần lớn họ chỉ bắt đầu vấn đề này như một cách trêu đùa, và với sự khích lệ, cổ vũ của những người khác, họ càng muốn “lún sâu” vào những hành vi xấu xí trên mạng.


Những lý do đó đến từ đâu?

Khi bị chế giễu, xúc phạm, có tâm lý bất an và luôn cảm thấy bản thân bị tấn công là điều không thể tránh khỏi ở các nạn nhân, vì vậy, một số nạn nhân của bạo hành mạng chọn cách trở thành kẻ bắt nạt người khác như là một cách để họ tự bảo vệ mình và khiến mình cảm thấy bản thân mạnh mẽ hơn. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, việc nạn nhân của bạo hành mạng trở thành kẻ bắt nạt là điều dễ thấy, và đối tượng này luôn thuộc nhóm người chịu ảnh hưởng lớn nhất từ bạo hành mạng, ví dụ như gia tăng khả năng mắc bệnh về rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm và rối loạn tâm thần. Tại Hàn Quốc, giới chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiên cứu với mục đích điều tra tâm lý của nạn nhân và kẻ bắt nạt trong không gian mạng, đồng thời xem xét mối liên quan của bạo lực học đường, tội phạm mạng và bệnh lý ở thanh thiếu niên. Những người tham gia là 518 học sinh trung học cơ sở ở Hàn Quốc và dữ liệu K-YSR (Báo cáo về bản thân thanh niên Hàn Quốc) đã được phân tích bởi ANOVA. Kết quả, những học sinh vừa là ‘nạn nhân và kẻ bắt nạt’ cho thấy điểm số cao hơn đáng kể về trầm cảm/ lo lắng, các vấn đề về sự chú ý, phạm pháp, hung hăng và tự làm hại bản thân.


Việc thiếu hiểu biết về vấn đề bạo hành mạng cũng là một nguồn cơn của vấn đề. Khi kẻ bạo hành không nhận thức được ranh giới giữa trêu đùa và bạo hành mạng, họ rất dễ rơi vào cảm xúc thỏa mãn khi xúc phạm một ai đó với hàng loạt lượt tương tác, khích lệ trên không gian mạng.


Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể là do môi trường sống, gia đình, trường học,... đem lại cho họ quá nhiều cảm xúc tiêu cực, buộc họ phải lên trên không gian ảo để giải tỏa cảm xúc đó.


Dù vì lý do gì, việc đi lăng mạ, bắt nạt người khác trên mạng là điều sai trái và đáng bị lên án!! Tuy nhiên, để chấm dứt vấn đề bức bối này, ngoài đưa ra những thông tin về Bạo hành mạng, rất cần thiết cho mỗi chúng ta phải hiểu được “bức màn tâm lý” phía sau mỗi kẻ bạo hành, để từ đó để tâm hơn với cảm xúc của những người xung quanh và cả của chính bản thân mình.




119 views4 comments

Recent Posts

See All

4 Comments


Phuong Thao Le
Phuong Thao Le
Jun 08, 2022

ngày nào cũng hóng SOC lên bài 😻

Like

Linh Lê
Linh Lê
Jun 08, 2022

một bài viết quá bổ ích vỗ tayyyyy


Like

Linh Lê
Linh Lê
Jun 08, 2022

uầy lần đầu biết đến vấn đề này luôn ạ


Like

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ!

Fanpage: SOC- Sick Of Cyberbullying.

Email: sickofcyberbullying@gmail.com

Website: Sick Of Cyberbullying

Like
Post: Blog2 Post
bottom of page