top of page
Search

[RANH GIỚI GIỮA JOKING VÀ BULLYING]

Những bình luận trêu chọc dưới mỗi bức ảnh, những bài post có phần “kém vui”, hay thậm chí là những bức ảnh “dìm” được đăng lên vào mỗi đặc biệt , …, chẳng còn xa lạ gì với thế hệ gen Z. Vậy, liệu rằng đã có ai từng cảm thấy chạnh lòng về những “trò đùa trêu trọc đó” và rồi nhận lại câu nói “chỉ đùa thôi” hay “không nên nhạy cảm quá vậy đâu”?


Ranh giới giữa trêu đùa và bạo hành thực ra là vô cùng mong manh, những trò đùa trên không gian mạng tưởng chừng như vô hại, đến một giới hạn nào đó, nó sẽ vô tình trở thành bạo hành mạng mà cả người nói lẫn người nghe đều không hề hay biết.


Trêu đùa và Bạo hành?

Trêu đùa là việc sử dụng lời nói, hành động có phần chế nhạo, giễu cợt với mục đích mang lại niềm vui, tiếng cười cho người nghe. Một số người sử dụng trò đùa như một cách để trở nên gần gũi hơn với bạn bè, và thông thường, trêu đùa chỉ xảy ra trong một nhóm bạn thân thiết hoặc cảm thấy thoải mái với nhau. Bạo hành cũng là việc sử dụng lời nói, hành động khiếm nhã với người khác nhưng nhằm mục đích lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm của người nghe. Trò đùa có sự chấp thuận và mang lại cảm giác thoải mái cho đối tượng bị hướng đến còn bạo hành thì KHÔNG.


Trong thời đại số, việc tương tác giữa người với người không còn bị giới hạn, việc trêu đùa cũng đã được “số hoá” thành những bình luận, bài đăng,... trêu đùa giễu cợt trên mạng xã hội. Thậm chí những trò đùa còn dễ dàng trở thành bạo hành hơn trên không gian mạng khi nó không còn chỉ được lan truyền trong một phạm vi nhỏ.


Khi những “câu chuyện cười” bị đón nhận một cách tệ hại

Dấu hiệu đầu tiên để phân biệt đâu là bạo hành, đâu là trò đùa chính là cảm xúc của bạn. Nếu bạn cảm thấy vui, thoải mái với những trò đùa của bạn bè, vậy thì đó là trêu đùa. Còn nếu bạn cảm thấy thật tồi tệ, cảm giác như đang bị xúc phạm bởi những bình luận, hình ảnh đó, thì có lẽ bạn đã vô tình trở thành nạn nhân của việc bạo hành trực tuyến.


Dấu hiệu thứ hai chính là khi bạn lên tiếng mà những hành động đó vẫn không được dừng lại, thì chắc chắn bạn đã và đang là đối tượng bị bạo hành, quấy rối.


Làm cho lời trêu đùa thiếu lịch sự đó kết thúc

Việc nhầm lẫn giữa trêu đùa và bạo hành mạng là điều dễ thấy hiện nay, khi đối tượng bị bạo hành cho mặc định cho rằng đó chỉ là sự trêu đùa và phớt lờ cảm xúc của bản thân. Điều đó là hoàn sai lầm! Hãy tin vào cảm xúc của bản, nếu thấy có dấu hiệu bị bạo hành trực tuyến trước hết hãy yêu cầu họ dừng lại một cách rõ ràng. Nếu như những hành động đó còn tiếp diễn, tốt hơn hết là bạn nên tránh xa họ và cầu xin sự trợ giúp của người thân, bạn bè, thầy cô,...


Việc yêu cầu chấm dứt những trò đùa “kém vui” trên mạng xã hội không phải là vì bạn quá nhạy cảm, yếu đuối, mà là đang thể hiện cho họ biết rằng những điều đó đang làm phiền bạn, bạn cảm thấy không vui và muốn nó dừng lại. Vì vậy, hãy sẵn sàng nói ra quan điểm để bảo vệ chính bản thân mình trên không gian mạng.


Mỗi người chúng ta đều đã hoặc đang vô tình trở thành “kẻ bạo hành” trên không gian mạng, bởi những trò đùa tưởng chừng vô hại nhưng có thể làm tổn thương đến cảm xúc của một ai đó. Trước khi đăng tải bất cứ nội dung gì lên mạng xã hội, hãy thử nghĩ rằng “Liệu anh ấy/cô ấy sẽ cảm thấy như thế nào” trước khi ấn nút ĐĂNG TẢI!




216 views1 comment

1 Comment


Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ!

Fanpage: SOC- Sick Of Cyberbullying.

Email: sickofcyberbullying@gmail.com

Website: Sick Of Cyberbullying

Like
Post: Blog2 Post
bottom of page